Đem “đống sắt vụn” mà bọn cướp liều mạng bảo vệ về kiểm định, cảnh sát ngạc nhiên khi biết chủ nhân thực sự

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dưới con mắt chuyên môn của nhà khảo cổ, ’đống sắt vụn’ thực sự là di vật văn hóa vô cùng hiếm có.
Đem “đống sắt vụn” mà bọn cướp liều mạng bảo vệ về kiểm định, cảnh sát ngạc nhiên khi biết chủ nhân thực sự
Sau rất nhiều nỗ lực, các chuyên gia đã phục chế thành công đống sắt vụn thành 2 con rồng. (Ảnh: Sohu)

Câu chuyện tìm thấy 2 con rồng cũng li kỳ như nguồn gốc của chúng vậy. Đó là vào năm 1993, khi Sở Công an Tây An tổ chức một cuộc rà soát trên diện rộng để tìm kiếm tang vật của một vụ trộm, họ đã phát hiện ra nhiều mảnh "sắt vụn" được bao bọc cẩn thận. Nhận thấy đống sắt vụn này có nhiều điểm kỳ lạ, nhóm công an đã quyết định mang về Sở kiểm tra.

Sau khi nhận được tin báo, các chuyên gia khảo cổ của tỉnh đã tới và kiểm định. Cùng sự nỗ lực hết mình, cuối cùng các chuyên gia đã phục chế thành công những mảnh sắt vụn đó. Hóa ra đống sắt vụn này vốn là 2 con rồng bằng đồng thuộc thời nhà Tần. Theo chia sẻ của các cán bộ công an, chúng được một người nông dân vô tình đào được, do quá nặng nên ông đã bán chúng cho người thu mua sắt vụn.

Nhưng đó là nhận định của người nông dân còn với các chuyên gia, 2 con rồng này là những cổ vật độc nhất vô nhị đến từ thời nhà Tần. Chúng được đặt so le nhau và được tạo ra từ 7 mảnh đồng lớn ghép lại với nhau. Trọng lượng của cả 2 con rồng lên tới hơn 90 kg. Chiều dài của chúng là 83 cm, chiều rộng là 20,1 cm và độ dày khoảng 0,6 cm.

Cho tới giờ công dụng thực sự của 2 con rồng là gì vẫn chưa được các chuyên gia giải đáp. (Ảnh: Sohu)

Toàn bộ thân của các con rồng đều được khoét rỗng, trên thân có khắc hoa văn hình vảy, đuôi cuộn thành hình nón. Thân của chúng được đúc và hàn riêng biệt với mục đích chịu được các chấn động mạnh. Các chuyên gia nhận định, loại di vật văn hóa đặc biệt như vậy, chắc chắn không thể tới từ những ngôi mộ cổ thông thường mà phải nằm trong các lăng mộ của hoàng gia.

Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, các chuyên gia khảo cổ chia thành 3 hướng nhận định. Một là, 2 con rồng bằng đồng này có thể là một phần thuộc một di tích thường dùng trong nghi lễ hiến tế với tổng cộng là 8 con và 2 con được chia thành một nhóm đại diện cho 4 phương.

Nhóm thứ 2, cho rằng những con rồng này là vật trang trí của một cột trụ. Nhóm thứ 3 thì nghi ngờ rằng, chúng có thể là chân đế của một loại nhạc cụ mà Hoàng đế Tần Thủy Hoàng sử dụng trong cung. Cho tới nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được thực sự 2 con rồng này được dùng để làm gì.

Cận cảnh đầu của một trong hai con rồng bằng đồng. (Ảnh: Sohu)

Hai con rồng này chắc chắn là tác phẩm bằng đồng đỉnh cao của nhà Tần. Với sự hiếm có của mình, chúng cũng là một trong những bảo vật chứng kiến sự thịnh vượng của đế chế nhà Tần và để lại chúng ta những giá trị lịch sử văn hóa vô giá. Hiện nay, hai con rồng đã trở thành bảo vật đang được trưng bày tại sảnh chính của Bảo tàng Lịch sử Tây An.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật