Lý do khiến Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là cổ vật tầm cỡ thế giới

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Là bộ sưu tập hiện vật độc đáo và duy nhất không chỉ của Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới, Cửu Đỉnh nhà Nguyễn cần nhận được một sự vinh danh xứng đáng...
Lý do khiến Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là cổ vật tầm cỡ thế giới
Ảnh minh họa

Tháng 10 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn Bảo vật quốc gia Cửu Đỉnh nhà Nguyễn làm đối tượng xây dựng hồ sơ, trình Ủy ban Di sản Ký ức thế giới của UNESCO nhằm đánh giá và tôn vinh Bảo vật này ở tầm vóc quốc tế. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Di sản Ký ức thế giới là một trong những loại hình di sản được UNESCO quy định và vinh danh. Theo nhận định của TS. Phan Thanh Hải (Phó Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam) trong bài viết trên báo Văn hóa, Cửu Đỉnh hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của UNESCO về loại hình di sản này. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Cụ thể, giá trị Di sản ký ức của Cửu Đỉnh được thể hiện qua 162 hình tượng khắc trên thân đỉnh, có thể ví như một bộ “Địa dư chí” về đất nước Việt Nam thế kỷ 19. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

162 hình tượng này được ghi lại bằng một ngôn ngữ tạo hình đặc sắc, tuy không nhiều về số lượng, nhưng rất điển hình và hàm súc. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Đó là những bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học của người Việt xưa. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Khi thể hiện những họa tiết trên Cửu Đỉnh, người nghệ nhân đã thoát ra ngoài cái nhìn cố định, không lệ thuộc vào trạng thái tự nhiên của vật thể cũng như tỷ lệ kích thước của chúng, mà đã sắp xếp lại cho vừa một mảng diện tích tương đương nhau trên mỗi chiếc đỉnh. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Với kỹ thuật khắc nổi vừa phải, các hình trên thân đỉnh tuy để trang trí mặt ngoài bầu, nhưng không lặp lại quy luật trang trí dải, mà mỗi hình như là một tác phẩm điêu khắc độc lập, giàu tính nhân gian, tạo ra những nhịp điệu uyển chuyển. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Sự đa dạng, tính thống nhất, cái tinh tế và sự hài hòa đã thể hiện tư duy của nghệ nhân đúc đồng thời bấy giờ: Sáng tạo và năng động. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Khi khánh thành bộ Cửu Đỉnh, vua Minh Mạng nhận xét những chiếc đỉnh này “to lớn sừng sững, đứng cao, không vết nứt nẻ chút nào”. Lời nói của vua chứng tỏ trình độ đúc đồng thời đó đã phát triển đến độ hoàn mỹ. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Từ những điều trên, TS. Phan Thanh Hải khẳng định Cửu Đỉnh hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của UNESCO về di sản tư liệu: 1 - Ý nghĩa lịch sử; 2 - Hình thức và kiểu dáng; 3 - Ý nghĩa xã hội; 4 - Tính cộng đồng và tinh thần; 5 - Tính độc đáo, hiếm có; 6 - Tình trạng toàn vẹn, đầy đủ... Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Chuyên gia đầu ngành của ngành của ngành khảo cổ Việt Nam kết luận: Cửu Đỉnh là bộ sưu tập hiện vật độc đáo và duy nhất không chỉ của Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật